Theo các tư liệu lưu trữ, Chùa Dơi do ông Thạch Út đứng ra xây dựng từ năm 1569. Từ thời điểm đó đến nay Chùa được trùng tu nhiều lần. Các điểm thời gian sửa chữa đáng nhớ:

1.  1960 sửa chữa chánh điện
2.  2008 chánh điện bị cháy sau đó vào tháng 4-2009 Chùa đã được trùng tu, phục chế lại

Chùa dơi

Chùa Dơi mang đậm kiến trúc Khmer. Tổng thể bao gồm: Chánh điện, Sala, Nhà hội của sư sãi – tín đồ, Phòng của sư sãi và trụ trì, Tháp để tro người chết ….. Tổng diện tích khoảng 4ha bao gồm cả khuôn viên với nhiều cây cổ thụ.

Chùa Dơi với quần thể kiến trúc đẹp, có giá trị thẩm mỹ cao, ngoài chức năng thoả mãn nhu cầu sinh hoạt của đời sống tâm linh, còn hướng con người đến chân – thiện – mỹ, làm điều hay lẽ phải, làm việc thiện, tích phúc cho đời. Tại đây chúng ta thấy rõ nghệ thuật tạo hình Khmer đồng bằng sông Cửu Long, trong đó chùa Dơi là một minh chứng, mang tính tôn giáo. Nhưng Phật giáo Nam tông trong xã hội Khmer hiện nay không phải là tôn giáo thoát tục, lánh xa cuộc đời mà hoà nhập vào cuộc sống đời thường với phương châm “tốt đạo, đẹp đời”.

Chùa dơi

Về những bộ kinh luận viết trên lá cây thốt nốt, bảo vật trong hàng tứ quý long – ly – quy – phượng, Thượng toạ Kim Rêne khẳng định: “Đó là bảo vật của chùa, không phải ai cũng được nhìn thấy. Đó là câu chuyện dài mà một đời người khó có thể kể hết. Bởi những xuất xứ rất riêng, bởi những lý do rất bình dị… là vì sao bộ kinh luận lại được viết trên lá cây thốt nốt. Rồi thì quá trình quản lý, bảo dưỡng những tượng quý…”

Chùa Dơi tên thật là Wathserâytêchô – Mahatup (tiếng Khmer) về sau người Kinh – Hoa đọc trại thành Mã tộc. Ngoài ra Chùa có rất nhiều dơi nên dân gian thường gọi là Chùa Dơi

Chùa dơi

Trong khuôn viên chùa có hàng triệu con dơi. Theo gia phả để lại họ hàng dơi xuất hiện ở đây từ 200 năm về trước, dường như chúng đã chọn nơi này làm cửa sinh theo triết lý nhà Phật, là cửa sinh vì không hề bao giờ nhìn thấy một xác dơi chết (không có cửa tử). Nếp sinh hoạt cộng đồng động vật này là chúng treo mình trên những cành cây trong khuôn viên chùa suốt từ 6 giờ sáng đến 6 giờ 30 chiều dơi bay đi kiếm ăn cách chùa khoảng 50 – 60 km sau đó trở về chùa vào đúng 4 giờ sáng. Đặc biệt là một sinh vật ăn trái cây nhưng dơi ở đây không bao giờ đụng đến cây trái của chùa, thậm chí khi trở về cũng chỉ đeo bám vào các cành cây trong phạm vi chùa, không hề hiện diện ở bất cứ cành cây nào mọc chìa ra bên ngoài. Thông thường dơi ở đây sinh sản vào khoảng tháng 5 – tháng 9, và dơi nhỏ bao giờ cũng ôm theo mẹ ngay cả khi vận động kiếm ăn. Dơi lớn nhất ở chùa có trọng lượng từ 1 – 1,5kg với sải cánh rộng đến 1,5m.

Theo quan niệm của người Hoa thì con dơi là điềm phúc, còn gọi là phước; phúc (phước) của người Hoa là: “Phước-Lộc-Thọ”. Trong đó, ông Phúc (Phước) ứng với con dơi, ông Lộc ứng với con nai, ông Thọ ứng với cây Tùng, cho nên người Hoa xem hình tượng con dơi như là phúc (phước). Nhưng con dơi ở “Chùa Dơi” đậu quay đầu ngược xuống đó là chữ phúc (phước) treo ngược, là: “Phú táo” tiếng phát âm của người Hoa (tức là: “Phúc đáo” nghĩa là phúc đến rồi)

Chùa dơi

Ngày nay “Chùa Dơi” rất nổi tiếng, vì phong cảnh hữu tình, gần gũi với thiên nhiên, có quần thể kiến trúc tôn giáo chính thống của dân tộc Khmer và bầy dơi huyền bí (theo quan điểm tín ngưỡng của từng dân tộc) đã thôi thúc khách tham quan đến viếng Chùa ngày càng đông đúc.

Trải qua hơn 400năm, Chùa Dơi đã trở thành một phần cuộc sống của người dân Sóc Trăng nói riêng và của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Đây là địa điểm du lịch không thể bỏ qua.

Vị trí


0 Comments

Leave a Reply

Avatar placeholder

Your email address will not be published. Required fields are marked *