Chợ Bến Thành là một trong những địa điểm tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh. Trong nhiều trường hợp, hình ảnh khu cửa nam ngôi chợ này được xem là biểu tượng của thành phố.

Lịch sử – Tên gọi

Nguyên thủy, chợ Bến Thành đã có từ trước khi người Pháp xâm chiếm Gia Định. Ban đầu, vị trí của chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, cạnh một bến sông gần thành Gia Định (bấy giờ là thành Quy, còn gọi là thành Bát Quái). Bến này dùng để cho hành khách vãng lai và quân nhân vào thành, vì vậy mới có tên gọi là Bến Thành, và khu chợ cũng có tên gọi là chợ Bến Thành.

Chợ Bến Thành

Lúc đầu phố chợ Bến Thành ở phía Đông huyện Bình Dương, nằm dọc theo sông Sài Gòn, trước thành Phiên An (Gia Định) nên được gọi là chợ Bến Thành. Sau cuộc khởi binh của Lê Văn Khôi (1833-1835), phố xá bị tàn phá, chợ không còn sầm uất. Tháng 2.1859, Pháp chiếm GĐ, chợ bị thiêu hủy. Sau đó Pháp cho xây một nhà lồng chợ gọi là chợ Vải, gần Tổng ngân khố. Tháng 7.1880 chợ bị cháy, được xây lại bằng cột gạch, sườn gỗ, lợp ngói, có 5 gian.

Giữa năm 1911, ngôi chợ cũ bị phá bỏ, dời về địa điểm gần ga xe lửa SG-Mỹ Tho. Năm 1912, lấp ao Boresse, xây chợ mới. Ngày 28.3.1914 khánh thành chợ mới. Chợ trải qua nhiều lần trùng tu, lần mới nhất vào tháng 6.1985, được sửa chữa lớn và nâng cấp nhà lồng chợ. Trước mặt chợ có bùng binh mang tên Cuniac, tên của một thị trưởng thời Pháp thuộc, sau 1963 đổi lại là công viên Quách Thị Trang. Cửa chính của chợ có một tháp đồng hồ 3 mặt. Hai bên tả hữu có 3 nóc nhà chợ lợp ngói.

Chợ Bến Thành

Chợ Bến Thành có 4 cửa: Đông, Tây, Nam, Bắc mở ra 4 đường Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lê Lợi, Lê Thánh Tôn, Q.1. Đây là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của TP, được xem là biểu tượng của Sài Gòn.

Thông tin dành cho bạn

Ngành hàng kinh doanh chủ yếu: Quần áo, vải sợi, giầy dép, thời trang, hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm tươi sống, trái cây, hoa tươi.

Với sự góp mặt của đầy đủ các món ăn từ khắp mọi miền đất nước, ẩm thực chợ Bến Thành là sự kết hợp khéo léo và tinh tế của những nét văn hóa ẩm thực vùng miền.

Chợ Bến Thành

1. Bún riêu cua

Nhắc đến chợ Bến Thành, đầu tiên phải nhắc đến hàng bún riêu cua lề đường chợ Bến Thành. Một suất đầy đủ gồm mực tươi nhân thịt và trứng béo béo, chả, giò thịt, tiết luộc dai dai, miếng đậu vàng ươm và gạch cua đóng thành bánh, cùng các loại rau gia vị đi kèm (rau muống, rau thơm, bắp chuối và rau giá). Nước dùng của bát bún riêu làm bằng tôm khô, thịt và trứng. Rất đậm đà và hấp dẫn.

2. Các món cuốn dân dã tại chợ Bến Thành

Tiếp đến không thể không nhắc tới món gỏi cuốn tôm dân dã, bình dị. Nguyên liệu để có một cuốn gỏi cuốn chất lượng là phải đầy đủ: rau, bún, tôm, thịt ba chỉ và tất nhiên không thể thiếu bánh tráng dẻo để cuốn bên ngoài.

Tuy nhiên, điều chính yếu làm nên món gỏi cuốn ngon lại là thành phần nước chấm của nó: gỏi cuốn chấm với tương đen. Nước tương đen có vị ngòn ngọt, cộng thêm đậu phộng và đồ chua, rồi thêm thắt chút vị cay với vài miếng ớt mới là đúng điệu.

Ngoài nước tương đen thì còn có một loại nước chấm khác là mắm nêm dành cho những vị khách ưa mặn như người miền Bắc vốn chưa quen với khẩu vị ngọt sắc của người dân Nam Bộ.

Nước tương đen này còn là thứ nước chấm cho món bò bía mặn được bày bán rất nhiều quanh khu chợ Bến Thành. Tương tự như món gỏi cuốn nhưng bò bía chỉ giống ở thành phần bên trong gồm có một ít rau, salad, bánh tráng cuốn phía ngoài. Nhân chính của cuốn bò bía là củ sắn (củ đậu) và cà rốt cắt sợi, xào chín… thêm 1 chút con ruốc xào và lạp sườn cắt lát mỏng.

Chợ Bến Thành

3. Bánh tráng trộn và nướng

Cũng là bánh tráng nhưng ngoài tác dụng là vỏ bọc cho chiếc nem cuốn hay bò bía thì bánh tráng còn có 2 nhánh riêng là 2 tên gọi của 2 món đồ ăn: bánh tráng nướng và bánh tráng trộn. Nguyên liệu của chiếc bánh tráng nướng trứng gồm có: trứng chim cút, mỡ hành, thịt băm, tép rang.

Đầu tiên, bánh được đặt lên vỉ nướng trên bếp than hồng cho nguyên liệu gồm: hành phi, trứng lên rồi dàn đều nguyên liệu trên bề mặt. Sau đó nướng kỹ cho đến khi có màu vàng ruộm và vị thơm của trứng lan tỏa. Hàng bánh tráng nướng đơn giản với một chiếc bàn nhỏ, đôi ba chiếc ghế nhựa.

Thế nhưng bắt đầu vào giờ tan tầm thì ở đây rất đông khách đến để vừa trò chuyện cùng bạn bè bên chiếc bếp lò ấm, vừa thưởng thức vị ngon giòn giòn, cay cay, thơm phưng phức của món ăn hấp dẫn này.

Một bịch Bánh tráng trộn gồm trứng cút luộc, trứng cút chiên, khô bò, xoài sống, rau răm, hành phi, đậu phộng, ít muối tôm và một ít sa tế nếu thích cay. “Kỹ thuật” ăn là phải dùng hai tay nhồi bịch bánh cho đều chứ không nên dùng đũa trộn vì như thế gia vị sẽ không thấm vào bánh tráng được.

4. Đa dạng đồ ăn vặt

Và không thể thống kê có bao nhiêu món ăn vặt “gây nghiện” quanh khu chợ này: hầu như con đường nào cũng có mặt những đĩa cút chiên bơ, những đĩa gỏi đu đủ giòn giòn, hay thứ bánh bèo lạ mắt lạ miệng được ăn với bánh mỳ dưới đây. Rồi chả tôm, bánh ít trần, bánh đúc của người Tàu…

Chợ Bến Thành

Ẩm thực khu chợ Bến Thành vô cùng đa dạng với rất nhiều món ăn đến từ các vùng miền trong cả nước. Vào cuối tháng 1/2012, chợ Bến Thành đã được Tạp chí ẩm thực nổi tiếng Food and Wine chọn là 1 trong 10 điểm đến có món ăn đường phố hấp dẫn nhất hành tinh như minh chứng cho sự phong phú đó.

Vị trí


0 Comments

Leave a Reply

Avatar placeholder

Your email address will not be published. Required fields are marked *