Bảo tàng chứng tích chiến tranh được thành lập ngày 4 tháng 9 năm 1975 với tên gọi “Nhà trưng bày tội ác Mỹ-Ngụy”. Ngày 10 tháng 11 năm 1990 đổi tên thành “Nhà trưng bày tội ác chiến tranh xâm lược”. Đến ngày 4 tháng 7 năm 1995, bảo tàng này đổi tên thành “Bảo tàng Chứng tích chiến tranh” như ngày nay.

Bảo tàng chứng tích chiến tranh

Nằm trong hệ thống các bảo tàng Việt Nam, các bảo tàng vì hòa bình thế giới và là thành viên của Hội đồng các bảo tàng thế giới (ICOM), Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là Bảo tàng chuyên đề nghiên cứu, sưu tầm, lưu trữ, bảo quản và trưng bày những tư liệu, hình ảnh, hiện vật về những chứng tích tội ác và hậu quả của các cuộc chiến tranh mà các thế lực xâm lược đã gây ra đối với Việt Nam. Qua đó, Bảo tàng giáo dục công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ, về tinh thần đấu tranh bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc, về ý thức chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ hòa bình và tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

Bảo tàng chứng tích chiến tranh

Bảo tàng chứng tích chiến tranh lưu giữ hơn 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh, trong đó hơn 1.500 tài liệu, hiện vật, phim ảnh đã được đưa vào giới thiệu ở 8 chuyên đề trưng bày thường xuyên.

Bảo tàng chứng tích chiến tranh

Thông tin cần biết:

Giờ mở cửa

– Tất cả các ngày trong tuần (kể cả các ngày Lễ, Tết)

– Giờ mở cửa:

+ Sáng : 7 giờ 30 đến 12 giờ

+ Chiều: 13 giờ 30 đến 17 giờ

Vé vào cổng

– Giá vé: 15.000đ/lượt/người

– Khách Việt Nam có ưu đãi với giá vé: 2.000 đ/lượt/người

• Khách tham quan là học sinh, sinh viên, lực lượng vũ trang, cựu chiến binh, cán bộ lão thành cách mạng được giảm từ 50% đến 100% giá vé quy định.

• Khách tham quan là thương binh, gia đình liệt sĩ, những người có công với nước, trẻ em dưới 6 tuổi, trẻ em vùng sâu vùng xa được miễn phí tham quan.

Nội quy Bảo tàng chứng tích chiến tranh:

  • 1/. Quý khách mua vé tại quầy lễ tân.
  • 2/. Quý khách yêu cầu hướng dẫn liên hệ tại quầy lễ tân.
  • 3/. Quý khách muốn quay phim, chụp ảnh lấy tư liệu phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan chức năng tại quầy lễ tân.
  • 4/. Quý khách có nhu cầu ghi cảm tưởng, góp ý xin ghi vào Sổ đặt tại quầy lễ tân và đặt tại các phòng trưng bày.
  • 5/. Khách tham quan không được mang vào Bảo tàng: vũ khí, chất cháy, nổ, chất độc.
  • 6/. Quý khách nếu có hành lý xin gửi tại quầy lễ tân (Bảo tàng không nhận giữ tiền và vật phẩm có giá trị cao).
  • 7/. Quý khách giữ trật tự và an toàn vệ sinh chung theo chỉ dẫn tại các khu vực trưng bày.

Vị trí


1 Comment

Ẩn danh · August 22, 2020 at 10:46 am

Có một số súng tịch thâu năm 1975 bị phá hủy Chứng Tích Chiến Tranh lịch sử bằng cách đả bị sơn đen “spray Semi-Gloss Black Paint” nhìn mới toanh bóng loán được trưng bày trong viện bảo tàng chứng Tích Chiến Tranh _ 28 Vỏ Van Tần Sàigon.
Hoàn toàn nhìn không giống như vủ khí chiến tích chiến tranh lịch sử từ năm 1975 đả tịch thâu được,hy vọng viện Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh chú ý điều tế nhị này .

Leave a Reply

Avatar placeholder

Your email address will not be published. Required fields are marked *