“Vương quốc” của sầu đâu là vùng Bảy Núi và Châu Giang – Châu Đốc – An Giang. Châu Giang là “thủ phủ” của người Chăm ở Nam bộ, Bảy Núi là nơi cư trú rất đông của người Khmer. Cây sầu đâu mọc hoang đầy rừng Bảy Núi, người Khmer gọi là sdau, được người Châu Giang và các nơi đem về thuần dưỡng. Sầu đâu cao như cây bạch đàn. Tháng 11, 12 âm lịch, khi gió chướng lạnh về, sầu đâu trút lá, trỗ bông để đến Tết thì đâm chổi nẩy lộc.
Gỏi sầu đâu được chế biến từ hoa và lá sầu đâu non cùng cá tra, cá lóc hoặc cá bồi nướng, xé nhỏ, bỏ xương. Gỏi sầu đâu thoạt ăn thì đắng nhưng nuốt vào lại cho vị ngọt bất ngờ. Đây là món ăn yêu thích của người miền nam, nhất là các tỉnh giáp biên giới Cambodia
Ngày xưa muốn ăn gỏi sầu đâu phải đợi đến Tết, nay muốn ăn lúc nào cũng có. Gỏi sầu đâu là món ăn lạ miệng, hấp dẫn. Do nhu cầu thị trường và kế sinh nhai, người ta không đợi đến lúc sầu đâu thay lá, trỗ bông nữa, mà vặt trụi lá cành già từng đợt; tưới nước, bón phân bắt sầu đâu đâm chổi, ra lá non quanh năm.
Cây sầu đâu có hình dáng giống như cây xoan, song hoàn toàn khác hẳn vì lá xoan độc không ăn được, còn lá và bông sầu đâu thì ăn được lại còn dùng làm thuốc chữa bệnh sốt rét. Bông và lá non sầu đâu làm gỏi ăn rất ngon. Đồng bào miền nam, nhất là các tỉnh giáp biên giới Cambodia dùng rất nhiều.
Có lẽ giống cây này du nhập từ Cambodia. Sầu đâu ra hoa vào mùa xuân, hoa mầu trắng có chùm như hoa nhãn. Khi làm gỏi người ta hái từng chùm hoa kèm theo một ít lá non và chế biến như sau: Nhúng sầu đâu vào nước sôi vài phút, đem ra tuốt lá non và hoa. Khô cá tra, cá lóc hoặc cá bổi đem nướng, xé nhỏ, bỏ xương. Nếu không có cá khô thì dùng cá tươi nướng hoặc luộc. Có thể cá bông, cá lóc, v.v. loại cá không có xương nhỏ, xé nhỏ. Bằm xoài tượng và xắt dưa leo, nếu không có xoài tượng, thì dùng me muối cho vào nước sôi, gạn lấy nước chua. Xắt củ hành tây và ít rau thơm, thêm chút đường, bột ngọt, nước mắm. Tất cả cho vào âu trộn đều là xong.
Sầu đâu có vị đắng rất cao, cho nên mới dùng lần đầu có khi chưa thấy ngon, song dùng vài lần quen dần sẽ thấy thú vị mà các loại gỏi khác hoặc thức ăn khác khó sánh, bởi vì nó không giống bất kỳ loại thức ăn nào. Khi gắp đưa vào miệng nhai thì thấy đắng dữ dội, song lúc nuốt vào, tất cả cảm giác đắng trở thành vị ngọt một cách bất ngờ, làm cho người dùng cảm thấy ngon khó tả. Nếu bạn nhậu cùng ly rượu nữa thì càng thú vị biết bao.
Ai có dịp đến với đồng bằng sông Cửu Long trong kỳ cây sầu đâu trổ bông, xin mời dùng thử gỏi sầu đâu vài lần, sẽ khám phá ra điều thú vị ấy.